Bạn đang ở đây

Chào tháng 10- Những lễ hội du lịch trong nước

Tháng 10 bắt đầu với những điểm đến trong nước đậm chất văn hóa dân gian Việt Nam. Điểm qua các lễ hội văn hóa dân gian tháng 10 chào đón chào du khác trong nước và nước ngoài.

Lễ hội đua bò tại An Giang



Hình ảnh đua bò trong lễ hội đua bò tại An Giang


Lễ hội đua bò hay còn gọi là Đôn Ta được tổ chức hàng năm cuối tháng 9 đầu tháng 10 hàng năm tại vùng Bảy núi - An Giang. Bảy núi được biết đến với cái tên là Thất Sơn hay còn gọi là Bửu Sơn, gồm 7 ngon núi không nối liền trên đồng bằng miền Tây Nam Bộ thuộc huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Lễ hội đua bò là lễ hội người dân tộc Khmer thường gồm khoảng 38 đôi bò với quy mô lớn nhất Việt Nam. Lễ hội là dịp người đàn ông Khmer khẳng định dũng cảm, khôn khéo của mình trước cộng đồng người Khmer.


Lễ hội Kate của đồng bào Chăm - Ninh Thuận
 



Thổi kèn Saranai trong lễ hội Kate của đồng bào Chăm 
 

Tổ chức vào khoảng 25 tháng 9 đến ngày 5 tháng 10 dương lịch trên không gian rộng kéo đai từ đền tháp Bimon, Ka lan đến làng Paley và từng gia đình Nga Wôm
Lễ hội Kate khơi dạy nền văn hóa Chăm với nền văn hóa nghệ thuật, ca múa nhạc đậm chất chăm. Đến với lễ hội du khách thưởng thức tiếng trống Gi Năng của người đàn ông chăm cùng tiếng kèn Saranai mang phong cách độc đáo.

Lễ hội chua keo

 



Kiến trức của chùa Keo


Chùa keo hay còn gọi chùa keo Hành thiện, ở làng Hành thiện, Xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.  Chùa keo có tuổi đời hơn 400 năm tuổi với kiến trúc cổ được bảo tồn gần như nguyên vẹn.  Được xây dựng năm 1061 do Thiền sư Dương Không Lộ (1016-1094) dưới thời vua Lê Thánh Tông.

Lễ hội chùa keo tổ chức vào tháng 10 (8 - 16/9 âm lịch). Hàng năm có hàng nghìn du khách khắp nơi về tham gia lễ hội và hoạt động đua thuyền, nghi lễ truyền thống độc đáo.

Lễ hội Dinh Thầy - Thím

 


Mộ Thầy - Thím


Nét văn hóa trên quê hương bình thuận tổ chức vào  18 đến 20 tháng 10 (khoảng 14-16 tháng 9) tại khu di tích lịch sử văn hóa Dinh Thầy thuộc xã Tân Tiến. Dinh Thầy Thím có dạng kiến trúc như một ngôi đình làng bao gồm nhiều công trình: chính điện, nhà thờ Tiền Hiền, nhà Võ Ca . Các công trình kiến trúc với nghệ thuật điêu khắc chạm trỗ và các trang trí nội thất của Dinh Thầy Thím thể hiện rõ nét kiểu cách kiến trúc cung đình.  Lễ hội Dinh Thầy – Thím tổ chức nhiều hoạt động  văn hóa trong lễ hội như : Chèo Bả Trao, Võ thuật, Diễn Xướng Tích Thầy, trò chơi như lắc thúng,  gánh cá đi bộ,..


Lễ Kin Lẩu Khẩu Mẩu của người Thái
 


Lễ cốm mới của người Thái


Lễ Kim Lẩu Khẩu Mẩu hay còn gọi là lễ hội cốm mới. Lễ hội là dịp để đồng bào Thái trắng ở khu vực Mường So (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) tạ ơn các bậc thần linh đã ban cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, cuộc sống người dân no ấm. Đây cũng là dịp cho thanh niên người Thái đua tài và tìm bạn tình.
Một số hoạt động chính trong lễ hội như :  Làm cốm, cầu long gà, ném còn, kéo co, … đặc biệt thưởng thức món ăn truyền thống : Rêu đá, cá nướng, cơm nếp,.. Lễ hội cũng là  điểm hấp dẫn thu hút khách du lịch đến thăm quan, tận hưởng vẻ đẹp nguyên sơ của núi rừng Tây bắc.

Lễ hội chùa Cổ Lễ





 

Cổ lễ là một ngôi chùa có kiến trúc  kiểu Gothic vòm nhọn với nhiều cửa sổ lớn, được xây dựng dưới thời vua Lý Thần Tông do quốc sư Nguyễn Minh Không sáng lập. Tọa lạc ngay sát quốc lộ 21A thuộc thị trấn Cổ Lễ - huyện Trực Ninh – Nam Định nên đây điểm đến thăm quan du lịch tâm linh lớn tại Việt Nam. Trong chùa có quả chuông Đại Hồng Chung lớn nhất Việt Nam do hòa thượng Thích Thế Long đúc vào năm 1936.  Du khách đến đây  ngoài tham gia lễ hội truyền thống của đạo Phật, còn có cơ hội chiêm ngưỡng quần thể di tích với tháp “Cửu phẩm liên hoa” cao tới 11 tầng

Tại các thành phố lớn Hồ Chí Minh du khách có thể ghé qua tham gia lễ hội Vía Quan Âm. Hoặc lễ hội diễn ra trong một đêm khi du khách tới lễ hội Trùng Cửu diễn ra tại Nhà Lớn khi du khách tới Du lịch Vũng Tàu.

Theo Yeudulich

people like INLOOK.VN fanpage