Bạn đang ở đây

Tăng sức đề kháng cho trẻ trong mùa lạnh

Cảm cúm kèm nóng sốt, viêm mũi họng, viêm phế quản, hen suyễn, sốt phát ban, đau mắt đỏ… là những bệnh dễ mắc phải khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh.

Nhiệt độ thấp tăng sinh bệnh
Nhiệt độ thấp làm siêu vi (virus) phát triển mạnh hơn so với vi khuẩn (khác với mùa hè nóng là mùa cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở và siêu vi thì yếu đi). Để “chiến đấu” với vi khuẩn còn có kháng sinh hỗ trợ, chống lại siêu vi thì hầu như phải dựa vào sức đề kháng của cơ thể. Như vậy cách tốt nhất để tránh bị nhiễm bệnh trong mùa lạnh là tăng cường sức đề kháng cơ thể hàng ngày.

Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu hơn
Khi bị lây nhiễm siêu vi, những người cơ thể có sức đề kháng tốt sẽ không bị phát bệnh hoặc bệnh nhẹ và nhanh khỏi. Những người có sức đề kháng yếu sẽ dễ bị phát bệnh hơn, đôi khi lại bị bội nhiễm vi khuẩn hoặc có biến chứng nặng hơn.

Những biểu hiện của cảm cúm hay viêm hô hấp do siêu vi có thể bắt đầu bằng những cơn hắt hơi, chảy nước mũi trong, chảy nước mắt, ho khan ít đàm, có thể kèm sốt ớn lạnh và một biểu hiện khá điển hình là đau mỏi toàn bộ cơ thể. Trẻ em thì quấy khóc, khò khè, biếng ăn, kém chơi… Một số trường hợp sẽ qua cơn rất nhanh trong một vài ngày, cũng có thể kéo dài hơn đến 7 – 10 ngày, chậm chí có thể đến 3 tuần.

Giai đọan trẻ em là thời gian trẻ tập nhiễm và rèn luyện hệ thống miễn dịch của mình. Trẻ nhỏ phải “làm quen” với những loại vi trùng, virus trong môi trường ở nhà rồi trường học, mà trong môi trường tập thể khả năng lây lan bệnh truyền nhiễm rất cao. Đặc biệt là trong mùa lạnh, khi thời tiết chuyển đổi, sức đề kháng của bé càng bị “thử thách” nhiều hơn. Trẻ nhỏ thì sức đề kháng còn yếu nên trẻ nhỏ rất hay mắc bệnh.

Cần chăm sóc hệ miễn dịch cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động, giấc ngủ đầy đủ, lối sống vệ sinh, chủng ngừa phòng bệnh, dùng thuốc hỗ trợ khi cần.

64 Tăng sức đề kháng cho trẻ trong mùa lạnh

Vì trẻ còn nhỏ sức đề kháng còn yếu nên rất dễ mắc bệnh do virus.

Cho trẻ ăn đầy đủ
Cho trẻ bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu và kéo dài đến 18 – 24 tháng để tận hưởng nguồn kháng thể quý giá trong sữa mẹ. Chế độ ăn đủ năng lượng với các nhóm chất dinh dưỡng (thể hiện qua việc phát triển cân nặng hàng tháng tốt), đặc biệt là các chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng như đạm (mỗi bữa ăn 30 – 50g thịt, hoặc 70 – 90g cá hay tôm, 1 cái trứng hay 1 miếng đậu hũ), chú trọng vitamin C (rau sống và 200g trái cây tươi mỗi ngày), vitamin A (thịt, cá, gan, trứng), chất sắt (thịt, cá, gan, huyết), kẽm (hàu, sò, thịt, cá…).

59 Tăng sức đề kháng cho trẻ trong mùa lạnh

Thường xuyên cho bé ăn 1 - 2 loại trái cây tươi hàng ngày nhằm tăng sức đề kháng.


Bổ sung vitamin C

Cần lưu ý là tuy các loại rau xanh cũng có chứa nhiều vitamin C nhưng cũng dễ bị thất thoát lượng vitamin C khá lớn qua quá trình lưu trữ, ngâm, rửa, đun nấu… Vì vậy cần thường xuyên ăn 1 – 2 loại trái cây tươi hàng ngày. Khi sức đề kháng có dấu hiệu giảm sút, các bác sĩ có thể bổ sung các chế phẩm Vitamin C như là một giải pháp hữu hiệu và cần thiết để tăng sức đề kháng khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm… Tuy nhiên do nhu cầu vitamin C là 100mg/ ngày nên nếu dùng thuốc chỉ uống dư gấp vài lần trong thời gian ngắn là được. Sau khi uống vitamin C thì 5 – 7 ngày sau mới giúp tăng sức đề kháng. Để nhiễm bệnh rồi mới lo tăng sức đề kháng thì đã muộn, mà phải thường xuyên củng cố hệ miễn dịch phòng bệnh.

people like INLOOK.VN fanpage