Bạn đang ở đây

CHỨNG ĐAU NỬA ĐẦU VÀ CÁCH HẠN CHẾ CHỨNG ĐAU NỬA ĐẦU

Đau nửa đầu là căn bệnh đau đầu do mạch máu gây ra. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là cơn đau đầu tái phát nhiều lần, đa số là đau một nửa đầu; tính chất và mức độ của mỗi lần lên cơn tương tự như nhau, thường có kèm triệu chứng buồn nôn, ói mửa, chán ăn. Trước hoặc sau khi đau đầu có thể xuất hiện tình trạng rối loạn chức năng hệ thần kinh và tâm trạng thay đổi… Tuy biết biến chứng đau nửa đầu là do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng tránh những nhân tố sau dây cũng có thể phòng ngừa phát tác cơn đau nửa đầu ở mức độ nhất định.

 

Khí hậu: Khí hậu nóng ẩm có thể dẫn đến chứng đau nửa đầu. Khí hậu nóng ẩm khiến tâm trạng con người dao động, bực bội, ăn không ngon, từ đó làm cho hệ thần hinh thực vật bị rối loạn và sự co dãn của mạch máu bị trở ngại, đó là nguyên nhân dẫn đến chứng đau nửa đầu. Vì vậy khi khí hậu nóng ẩm cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ phòng, cố gắng tạo khoảng không khí thích hợp.

Ăn uống: Nhiều thực phẩm có ảnh hưởng đến chứng đau nửa đầu như cà phê, sô cô la, chế phẩm sữa, mỡ động vật, sodium glutamate… Nếu bệnh nhân được chẩn đoán lần đầu tiên bị đau nửa đầu là dó một thực phẩm nào đó gây ra, sau đó vẫn lên cơn đau nửa đầu khi sử dụng thực phẩm này, như thế cho thấy loại thực phẩm này là nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu. Để phòng ngừa lên cơn đau nửa đầu, tuyệt đối không sử dụng loại thực phẩm này.

Đau nửa đầu có thể xảy ra khi bạn ngửi quá nhiều mùi nước hoa, hít khói thuốc, sơn, chất ammonia. Ánh đèn quá sáng hoặc lập lòe, ánh nắng gắt của mặt trời cũng có thể gây ra tình trạng này

Hút thuốc: Hút thuốc hoặc ngửi khói thuốc đều dẫn đến đau đầu, do chất nocotin trong kvhói thuốc đều dẫn đến đau nửa đầu. Cai thuốc hoặc chú ý thông gió trong phòng sẽ có tác dụng phòng ngừa đau đầu.

Tâm trạng: Trâm trạng không ổn định hoặc tinh thần căng thẳng có thể phát sinh cơn đau nửa đầu, thường thấy nhất là ở bệnh nhân nữ. Tiếng ồn, ánh sáng kích thích, lo âu, buồn bực, mất ngủ cũng là nhân tố gây đau nửa đầu. Vì vậy, chú ý tự điều dưỡng, làm việc có kế hoạch, đồng thời chú ý kết hợp làm việc và nghỉ ngơi, sẽ có thể giảm nguy cơ lên cơn đau nửa đầu.

Trong thời gian cách quãng giữa các cơn đau có nên tiến hành điều trị phòng ngừa hay không tùy thuộc và tần suất lên cơn, thời gian, mức nghiêm trọng và mức độ dễ khó chấm dứt cơn đau khi lên cơn. Có thể áp dụng biện pháp phòng trị bằng thuốc đối với những trường hợp sau:

+ Đã điều trị thường quy nhưng khó khống chế được triệu chứng.

+ Phải gia tăng lượng thuốc liên tục mới có thể khống chế lên cơn

+Lên cơn nhiều lân, mỗi tháng hơn 2 lần,

+ Mức độ lên cơn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến công việc và đời sống.

Ngoài ra, đối với người mỗi tháng chỉ lên cơn 1 lần, nhưng thời gian kéo dài hơn 3,4 tháng, khi lên cơn ảnh hưởng đến công việc, cũng như nên cân nhắc tiến hành điều trị bằng thuốc. 

Tổng hợp

people like INLOOK.VN fanpage