Bạn đang ở đây

Bệnh đái tháo đường đang lặng lẽ tấn công giới trẻ

Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy TP,HCM có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cao nhất với gần 11% dân số, đặc biệt bệnh ngày càng trẻ hóa với nhiều người ở tuổi dưới 40, thậm chí ở độ tuổi 30.

Lười vận động

Hiện cả nước có khoảng 60% số người vẫn chưa được chẩn đoán và phát hiện bệnh trong tổng số 5 triệu người mắc ĐTĐ, PGS.BS Nguyễn Thy Khuê, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường VN cho biết, tại buổi họp báo về “Phòng chống Đái tháo đường” 2013 do Bộ Y tế tổ chức vào hôm nay 26.10 tại TPHCM.

“Chế độ ăn uống thiếu hợp lý, ít vận động…là những nguyên nhân gây nên căn bệnh hiểm nguy này”, PGS Thy Khuê nói.

Trong khi đó, ngày từ năm 2012, theo công bố của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới IDF Diabetes Atlas, Việt Nam là quốc gia có 3,16 triệu người mắc bệnh đái tháo đường (hay tương tương 5,29% dân số trưởng thành trong độ tuổi từ 20 đến 79 tuổi).

Xu hướng tăng

“Chế độ ăn uống thiếu hợp lý, ít vận động…là những nguyên nhân gây nên căn bệnh hiểm nguy này”, PGS Thy Khuê nói.
“Chế độ ăn uống thiếu hợp lý, ít vận động…là những nguyên nhân gây nên căn bệnh hiểm nguy này”, PGS Thy Khuê nói. (Ảnh T.L)

Các nghiên cứu trong nước cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam thực tế cao hơn: 1,2% trong năm 1994 và 3,8% vào năm 2001. Và khoảng 5,7 % vào năm 2011.

Dự đoán đến năm 2030, số người bệnh đái tháo đường sẽ tăng lên thêm 3,4 triệu người (hay tương đương 4,4% tổng dân số trưởng thành). Rối loạn dung nạp đường được biểu thị bằng lượng đường trong máu cao là yếu tố tiên lượng quan trọng của bệnh đái tháo đường trong vòng 5 năm tới.

Trong năm 2012, rối loạn dung nạp đường đã ảnh hưởng tới 5,4 triệu người (chiếm 9,5% dân số trưởng thành ở Việt Nam).

800 USD mỗi lần nhập viện

Chi phí điều trị bệnh hiện đang là gánh nặng lớn khi mất tới 500 – 800 USD cho mỗi lần nhập viện đối với người mắc bệnh đã có biến chứng.

Và 150 USD/ lần điều trị cho bệnh nhân không biến chứng. Đó là chưa kể chi phí điều trị cho các biến chứng kèm theo như loét chân, suy thận phải lọc thận và ảnh hưởng đến tim mạch.

Thậm chí, ngay cả các bệnh nhân đã được chẩn đoán cũng chưa được điều trị đúng mức và đa số họ đều không đạt được mục tiêu điều trị. Trong khi đó, cứ 10 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ thì có 6 người đã có biến chứng.

Theo các chuyên gia, các phương thức điều trị bệnh đái tháo đường tại Việt Nam đã có nhiều bước tiến, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần phải cải thiện để giải quyết những khó khăn về sự gia tăng bệnh đái tháo đường.

Kiểm soát bệnh đái tháo đường típ 2 thành công sẽ góp phần đáng kể trong việc phòng ngừa các bệnh mãn tính khác, bởi các bệnh này có cùng yếu tố nguy cơ, các yếu tố quyết định trong tiến triển bệnh và cơ hội can thiệp.

PGS Thy Khuê cũng thông tin, hưởng ứng Ngày đái tháo đường thế giới, 4.11 sắp tới, Bộ Y tế, Hội Nội tiết & Đái tháo đường Việt Nam sẽ tổ chức sự kiện “Ngày hội về phòng chống bệnh Đái tháo đường” diễn ra tại Câu Lạc Bộ VH-TDTT Nguyễn Du (TP.HCM) vào ngày 3 – 5.11 và tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội) vào ngày 14 – 16.11.

Đây là chuỗi sự kiện để mọi người có thể tìm hiểu và tầm soát bệnh Đái Tháo Đường. Đồng thời nâng cao ý thức phòng ngừa và rèn luyện, kiểm soát chế độ dinh dưỡng nhằm tránh bị mắc bệnh và góp phần ngăn chặn bệnh tiếp tục gia tăng.

 

Theo Một thế giới

people like INLOOK.VN fanpage