Giống những mẫu xe hàng đầu của Audi, các hệ thống hiển thị và vận hành kỹ thuật số trong dáng vẻ nhỏ gọn...
Xem tiếpBạn đang ở đây
Để các bé thoải mái khi chung phòng với nhau
Khi phòng đã được trẻ mặc định là dành cho mình, thì việc đưa thêm một hoặc vài đứa em vào chia sẻ "khoảng trời riêng" này là điều rất khó khăn. Vậy, phải thiết kế phòng chung cho các bé sao cho hợp lý?
Phòng của hai trẻ còn bé
Có thể dễ dàng thiết kế một căn phòng thoải mái cho cả hai bằng cách tạo ra một không gian riêng tư hơn cho đứa lớn hơn. Tấm bảng đen trên đầu giường giúp đứa lớn bày tỏ tâm trạng của mình có thể coi là một “vùng trời riêng" của nó. Ngoài ra, cũng có thể sơn 2 không gian của 2 bé bằng màu sắc khác nhau và trang trí theo cách khác nhau.
Tủ quần áo thường không thiết thực với các bé còn quá nhỏ. Vì vậy, hãy dùng một bàn thay đồ cho bé như hình trên.
Bạn cũng phải hiểu được thái độ của hai trẻ đối với nhau. Nếu chúng khá độc lập, hãy để hai chiếc giường quay lưng vào nhau như trong hình để tạo cảm giác tách biệt. Ngoài ra, để bàn của mỗi bé ở hai đầu cuối phòng sẽ giúp chúng có cảm giác đang có phòng riêng biệt như mong muốn.
Phòng của hai trẻ gần tuổi nhau
Nếu như bạn có một cặp song sinh hoặc hai bé gần bằng tuổi nhau, thì chúng thường chẳng thích việc sống tách biệt nhau. Vậy nên, khi thiết kế một phòng chung cho những cặp như thế này, bạn sẽ phải tạo ra một không gian mở, gần gũi cho trẻ.
Trẻ sống chung phòng không có nghĩa là chúng cùng thích một màu giống nhau. Cách tốt nhất để tạo ra một không gian chung nhưng vẫn thể hiện được cá tính riêng là hãy để chúng chọn màu cho phần giường ngủ của mình.
Trong trường hợp trẻ không thích tự chọn lựa màu sắc, các bậc phụ huynh có thể chọn những chiếc giường thân thiện như trong hình: những tấm ga sọc kẻ, những chiếc vỏ gối màu trắng, những con búp bê được xếp gọn và những chiếc giường màu trắng để có thể giúp trẻ có ý thức hơn trong việc giữ vệ sinh nơi ngủ.
Nhiều hơn 2 đứa trẻ
Nếu bạn có nhiều hơn hai trẻ cùng chia sẻ một phòng ngủ, thì hãy sử dụng những chiếc giường tầng. Đồng thời xếp chúng sát vào góc phòng để tiết kiệm diện tích sàn tối đa, đồng thời tạo ra những góc riêng ở mỗi đầu giường để đảm bảo mỗi trẻ có một góc riêng tư. Giá sách nằm giữa hai chiếc giường cũng là một chi tiết đảm bảo thêm sự ngăn cách giữa hai giường tầng và giữa các trẻ với nhau.
Với không gian chật hẹp
Nếu diện tích phòng nhỏ, hãy tạo ra thêm một không gian phụ bằng cách nâng lên một tầng mới. Ví dụ trong trường hợp này là một gác xép được xây dựng phía trên hai chiếc giường, tạo ra một không gian mới thoải mái cho trẻ.
Và nếu như hai trẻ bắt buộc phải dùng chung một chiếc tủ đựng áo quần, thì hãy cân nhắc đến giải pháp như hình ảnh này. Dùng sơn màu tương phản ghi tên các ngăn đựng đồ của tủ, đảm bảo các trẻ dễ dàng cất hay lấy đồ của mình.
Khi trẻ cần bàn học
Khi những đứa trẻ cần có bàn học, hãy sử dụng gợi ý này. Một cặp song sinh hẳn sẽ thích sự sắp xếp bàn như trên đây, với hai chiếc ghế giống nhau và một không gian học tập chung. Điều đặc biệt ở đây là cách sắp xếp, màu sắc trang trí trong góc học tập này cũng rất tuyệt vời.
Nếu những đứa trẻ thích có không gian học tập riêng, thì hãy dùng toàn bộ phần tường và thêm một chi tiết ngăn cách giữa những chiếc bàn. Đây sẽ là một giải pháp tốt nếu bạn có một phòng ngủ dài, hẹp cho các con. Bạn có thể trang trí những chiếc bàn giống nhau hoặc khác nhau theo ý của trẻ.
Theo Đẹp