Giống những mẫu xe hàng đầu của Audi, các hệ thống hiển thị và vận hành kỹ thuật số trong dáng vẻ nhỏ gọn...
Xem tiếpHot với sách mới của tác giả 'Sát thủ đầu mưng mủ'
Bộ sách nói về văn hóa giao thông của Việt Nam với cách trình bày giống với cuốn sách “Sát thủ đầu mưng mủ” từng gây sóng gió trước đây.
Nhắc lại đôi chút về cuốn sách “sát thủ đầu mưng mủ”, lần đầu tiên xuất bản vào năm 2011 đã dấy lên 2 luồng ý kiến trái chiều. Một chiều cho rằng cuốn sách có nhiều câu chỉnh sửa những kinh nghiệm đúc rút từ ông cha để lại thành ý tưởng hài hước là không hợp lý, trong khi đó chiều ngược lại tỏ ra hứng thú với lối sáng tạo ngôn ngữ trong cuốn sách này.
Rốt cục, cuốn sách này đã bị tạm ngưng phát hành với lý do có nội dung phản cảm, không phù hợp với giáo dục thanh thiếu niên. Mới đây vào tháng 3/2013, cuốn sách này đã được cải biên, chỉnh sửa lại thành cuốn sách với tựa “Phê như con tê tê”.
Trở lại với cuốn sách E-Book “Nghĩ trước khi bấm còi!”, sản phẩm này được họa sỹ Thành Phong phối hợp với Công ty Ford Việt Nam thực hiện nhằm nâng cao ý thức tham gia giao thông của mọi người thông qua những hình vẽ - đặc biệt là hành vi bấm còi “vô lối” của người dân – đây cũng chính là chủ đề của cuốn sách như đã biết.
Phóng nhanh xanh cỏ
Cuốn sách mới có lối trình bày tượng tự “Sát thủ đầu mưng mủ”, bên cạnh những hình minh họa sinh động là những câu nói có vần tạo cảm giác dễ đọc hoặc được “chế biến” từ những câu thành ngữ, tục ngữ vốn đã quen thuộc với đại bộ phận người dân.
Chẳng hạn, các câu vốn đã quá quen thuộc với người dân thủ đô là “Hà Nội không vội được đâu” và tác giả ngay lập tức tìm ra đối trọng với người Hà Nội khi có câu “Sài Gòn phanh mòn lốp xe”.
Trực quan ban đầu của cuốn sách tỏ ra gần gũi với giới trẻ hơn đồng thời cũng xen lẫn những câu nói trở thành “bất hủ” của các bạn trẻ thời gian gần đây. Mở đầu cuốn sách, tác giả đưa ra câu “Còi to, máy rú là thú đi xe” hay chế một câu thơ “Chiều chiều ra đứng ngõ sau/ Trông ra ngoài phố còi đau hết đầu”.
Bên cạnh chủ đề “không còi”, tác giả còn xen lẫn vào ngôn từ đánh vào tự trọng của mỗi cá nhân cũng như cảmột số bức tranh khác về những hành động thiếu văn hóa hoặc những cảnh báo hiểm họa gặp phải với những hành vi vi phạm khi tham gia giao thông. Tiêu biểu như những câu “Phóng nhanh xanh cỏ” hay“chồng lái lụa, vợ góa bụa”…Chắn hẳn với những cảnh báo này, ít nhiều cũng có người tỉnh ngộ!
Với 40 tranh biếm họa vui nhộn, tác giả Thành Phong đang hy vọng tạo ra làn sóng tuyên truyền tích cực cho văn hóa tham gia giao thông của mọi người.
Họa sỹ Thành Phong chia sẻ: “Mục đích cuốn sách để nhằm thông qua internet tuyên truyền sâu rộng về ý thức người tham gia giao thông, chỉ cần những thao tác rất đơn giản, các bạn có thể sở hữu cuốn sách và mong các bạn giới thiệu sách cho nhiều người cùng biết”.
Lại hot
Ngay sau khi cuốn sách được đưa ra, số lượng người ủng hộ đang tăng lên khá nhanh khi đã có hơn 11 nghìn lượt “like” cho fanpage “không còi”, nhiều bạn sốt sắng hỏi trên fanpage của cuốn sách về cách sở hữu cuốn sách và sau khi xem qua, đồng thời đưa ra hàng loạt ý kiến đóng góp cho tác giả Thành Phong để thêm cách tuyên truyền cho bộ tranh này.
Nhận xét về nội dung cuốn sách, bạn GreenLion cho rằng: “Hầu hết các tình huống giống ngoài Bắc”, đồng tình với bạn này, nickname Nhung Ju chia sẻ:“Buồn với cái gọi là văn hóa giao thông ở thủ đô lắm”.
Trong khi đó bạn Alanovsky ủng hộ nhiệt tình cho cuốn sách khi đề xuất thêm cho cuốn sách được phát tán rộng hơn: “Xin phép đàng hoàng. Dán tranh vui về chiến dịch để mọi người nâng cao ý thức”.
Trong khi đó bạn Minh ủng hộ theo cách khác khi bày tỏ nguyện vọng: “Em thích tranh của anh Thành Phong và muốn in treo tường”. Nhiều ý kiến khác cũng không muốn cuốn sách bị bó buộc trong hình thức E Book
Bạn Caroline viết: “Nên dán các khẩu hiệu như thế này ở ngoài phố chứ mình thấy hầu hết người bấm còi inh ỏi đều là người không sử dụng internet” hay như bạn Allien đề xuất: “Sao ko tổ chức tuyên truyền bằng hình thức tặng decal không còi nhỉ?”.
Theo MCS