Giống những mẫu xe hàng đầu của Audi, các hệ thống hiển thị và vận hành kỹ thuật số trong dáng vẻ nhỏ gọn...
Xem tiếpBạn đang ở đây
Những yếu tố làm “cậu bé” không thể “chào cờ”
• Bạn có ngạc nhiên không khi biết rằng những tờ hóa đơn mua sắm, ATM, điện, nước… mỏng manh sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong quá trình “xung trận”? Kết quả nghiên cứu cho thấy các loại hóa đơn có thể chứa nhiều chất bisphenol-A (BPA, một loại hóa chất nhân tạo thường dùng để sản xuất nhựa PC), làm gia tăng lượng hóc-môn nữ trong cơ thể, khiến cho “cậu bé” khó đạt được trạng thái cương cứng tốt nhất.
• Một kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học Hoa Kỳ và Ai-len cùng thực hiện đã khám phá ra rằng sự phóng thích insulin sau khi tiêu thụ những món tráng miệng ngọt ngào đã làm cản trở việc sản xuất testosterone ở nam giới, gây ảnh hưởng đến khả năng “chào cờ” của “cậu bé”.
• Ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày không chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và thiếu tỉnh táo mà còn gây hại đến khả năng hoạt động của “cậu bé” trong hoạt động phòng the.
Hãy nhớ rằng, ngủ đủ giấc là bí quyết đơn giản nhưng hiệu quả để cơ thể luôn có đủ lượng testosterone theo nhu cầu.
• Theo kết quả nghiên cứu do trường ĐH Northwestern, Hoa Kỳ, thực hiện, sự hiện diện của trẻ sơ sinh trong phòng ngủ có thể làm suy giảm khả năng sản xuất hóc-môn nam testosterone.
• Các nhà nghiên cứu của trường ĐH Harvard đã phát hiện ra rằng chế độ ăn có chứa nhiều đậu nành (một trong những loại thực phẩm mà những người ăn chay hay dùng) có khả năng gây xáo trộn chức năng “đứng thẳng” của “cậu bé”.
• Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất testosterone. Chỉ cần tiếp xúc với ánh nắng 15 phút mỗi ngày, bạn đã có thể ngăn chặn được nguy cơ xảy ra rắc rối cho “bộ phận tác chiến”.
• Chạy bộ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chạy bộ quá nhiều, bạn có thể bị kiệt sức do cơ thể vận động quá mức cần thiết. Kết quả nghiên cứu của trường ĐH British Columbia, Hoa Kỳ cho thấy nếu chạy bộ hơn 6km mỗi ngày, lượng hóc-môn testosterone trong cơ thể sẽ giảm xuống 17%.
Chạy bộ quá mức là nguyên nhân gây cản trở sự liên lạc giữa não bộ và tuyến sản xuất hóc-môn. Hậu quả là lượng hóc-môn được sản xuất ra bị sụt giảm đáng kể.